CEDAW với Nghị quyết số 1325 và Nghị quyết số 1820 của Liên Hợp Quốc Công_ước_xoá_bỏ_mọi_hình_thức_phân_biệt_đối_xử_với_phụ_nữ

Bản đồ hiển thị các quốc gia thực thi thực thi CEDAW, 2010.

Lễ kỷ niệm 10 năm ngày Hội đồng Bảo an của Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 1325 về Phụ nữ, Hoà Bình và An ninh vào tháng 10 năm 2010 đã nhấn mạnh trách nhiệm giải trình ngày càng tăng đối với Nghị quyết này. Nhiều người bày tỏ lo ngại về việc chỉ có 22 quốc gia thành viên trong số 192 đã thông qua các kế hoạch hành động quốc gia. Phụ nữ vẫn còn ít đại diện, nếu không muốn nói là hoàn toàn vắng mặt, trong hầu hết các cuộc đàm phán hòa bình chính thức và bạo lực tình dục trong thời bình và trong bối cảnh xung đột tiếp tục gia tăng.

Những thực tế này nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng các cơ chế pháp lý bên ngoài để tăng cường triển khai SCR 1325, đặc biệt là CEDAW. Các cơ chế được thiết lập tốt của CEDAW - báo cáo tuân thủ của các quốc gia thành viên và quy trình báo cáo bóng của xã hội dân sự đã được trích dẫn là các công cụ có thể để đảm bảo trách nhiệm.

Một số cuộc họp cấp khu vực và quốc tế bao gồm Hội thảo cấp cao "1325 trong năm 2020: Nhìn về phía trước...Nhìn lại", do Trung tâm châu Phi về Giải quyết tranh chấp mang tính xây dựng và "Hội nghị quốc tế Stockholm về 10 năm thực hiện Nghị quyết 1325 - Bây giờ thì sao?" kêu gọi sử dụng CEDAW để cải thiện việc thực hiện 1325.

Giao thoa giữa Nghị quyết 1325 và Công ước CEDAW [7]

Mặc dù Công ước CEDAW, Nghị quyết 1325 và Nghị quyết 1820 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh là những công cụ quốc tế quan trọng, nhưng cũng có một sự giao thoa giữa ba chuẩn mực có thể được sử dụng để thúc đẩy việc thực thi và tác động.

Các Nghị quyết 1325 và 1820 mở rộng phạm vi áp dụng CEDAW bằng cách làm rõ sự liên quan của nó với tất cả các bên trong xung đột, trong khi CEDAW cung cấp hướng dẫn chiến lược cụ thể cho các hành động được thực hiện theo các cam kết rộng rãi được nêu trong hai Nghị quyết.[8]

CEDAW là một công ước nhân quyền toàn cầu cần được đưa vào luật quốc gia như là tiêu chuẩn cao nhất về quyền của phụ nữ. Nó yêu cầu các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã phê chuẩn Công ước (189 quốc gia cho đến nay) thiết lập các cơ chế tại chỗ để thực hiện đầy đủ các quyền của phụ nữ.

Nghị quyết 1325 là luật quốc tế được Hội đồng Bảo an nhất trí thông qua, bắt buộc các quốc gia thành viên của LHQ phải bảo đảm sự tham gia của phụ nữ trong tất cả các khía cạnh của quá trình xây dựng hòa bình, bao gồm đảm bảo sự tham gia của phụ nữ trong tất cả các cấp ra quyết định về vấn đề hòa bình và an ninh.

Nghị quyết 1820 liên kết vấn đề bạo lực tình dục như một chiến thuật của chiến tranh với việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Nghị quyết cũng yêu cầu một báo cáo toàn diện từ Tổng thư ký LHQ về việc thực hiện và các chiến lược để cải thiện luồng thông tin cho Hội đồng Bảo an; và việc áp dụng các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa cụ thể để chấm dứt bạo lực tình dục.

Nghị quyết 1325, Nghị quyết 1820 và CEDAW chia sẻ chương trình nghị sự sau đây về quyền con người của phụ nữ và bình đẳng giới:[9]

  1. Tăng cường sư phụ nữ tham gia vào việc ra quyết định ở tất cả các cấp
  2. Xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ vì nó cản trở sự tiến bộ của phụ nữ và duy trì địa vị thấp kém của họ
  3. Bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trước pháp luật; bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái thông qua nguyên tắc pháp quyền
  4. Yêu cầu các lực lượng và hệ thống an ninh bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi bạo lực trên cơ sở giới
  5. Nhận thức được thực tế rằng những trải nghiệm và gánh nặng khác biệt của phụ nữ và trẻ em gái đến từ sự phân biệt đối xử có hệ thống
  6. Đảm bảo rằng kinh nghiệm, nhu cầu và quan điểm của phụ nữ được đưa vào các quyết định chính trị, pháp lý và xã hội quyết định thành tựu của hòa bình chính đáng và lâu dài

Sáu quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc chưa phê chuẩn hoặc tham gia công ước là Iran, Palau, Somalia, Sudan, TongaHoa Kỳ.[10]

Một quốc gia không phải là thành viên của Liên Hợp Quốc chưa tham gia Công ước là Vatican.[10][11]

Trung Hoa dân quốc (Đài Loan) năm 2007 cũng đã phê chuẩn Công ước trong cơ quan lập pháp của mình, nhưng không được Liên Hợp Quốc công nhận và chỉ là một bên tham gia Công ước một cách không chính thức.[12]

Quốc gia tham gia Công ước gần đây nhất là Nam Sudan vào ngày 30 tháng 4 năm 2015.[10]

Tại Hoa Kỳ, hơn 40 thành phố và chính quyền địa phương đã thông qua các sắc lệnh hoặc nghị quyết liên quan đến CEDAW.[13]